Thao túng tiền tệ

Thao túng tiền tệ là một quyết định áp đặt của chính quyền Hoa Kỳ nói chung và Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nói riêng, cho những quốc gia có liên quan đến các “hoạt động tiền tệ không công bằng” nhằm trục lợi thương mại. Các hoạt động này có thể được gọi là can thiệp tiền tệ hoặc chính sách tiền tệ khi mà ngân hàng trung ương mua hoặc bán đồng ngoại tệ để đổi lấy đồng nội tệ với mục đích làm thay đổi giá trị tỷ giá hối đoáichính sách thương mại. Các nhà hoạch định chính sách có thể có những lý do khác nhau để can thiệp tiền tệ, như là điều khiển được sự lạm phát, duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế, hoặc ổn định tài chính. Thông thường, ngân hàng trung ương sẽ làm giảm giá trị của đồng nội tệ để gia tăng xuất khẩu và tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu từ khoảng 30 đến 40%, hoạt động này còn được gọi là bảo hộ mậu dịch.[1] Việc xác định một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không là không dễ dàng, phương pháp nới lỏng định lượng được xem xét là một hình thức của thao túng tiền tệ.[2]Theo Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ có nhiệm vụ "phân tích thường xuyên hàng năm chính sách tỷ giá hối đoái của nước ngoài … và xem xét các nước này có thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của họ và đồng đô la Mỹ cho mục đích nhằm ngăn chặn cán cân điều chỉnh thanh toán hiệu quả hoặc để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh ở thương mại quốc tế" hay không và "Nếu Bộ trưởng đã xem xét một quốc gia là thao túng tiền tệ thì phải thỏa ba tiêu chí (1) thặng dư tài khoản vãng lai tối thiểu 3% GDP; (2) thặng dư thương mại với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD, và (3) mua ròng ngoại tệ liên tục với tổng giá trị tối thiểu 2% GDP, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ sẽ phải có những hoạt động đối thoại với những quốc gia này trên cơ sở cấp tốc ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc song phương, để chắc chắn rằng các quốc gia này điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường xuyên và kịp thời giữa tiền tệ của họ và đồng đô la Mỹ để làm cán cân điều chỉnh thanh toán hiệu quả".[3]Một quốc gia bị gắn mác thao túng tiền tệ có thể bị loại trừ khỏi các hợp đồng thương mại của chính phủ Hoa Kỳ.[4]Theo Đạo luật Tạo thuận lợi Thương mại và Thực thi Thương mại năm 2015, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ phải xuất bản một báo cáo bán niên mà trong đó các diễn biến trong chính sách kinh tế quốc tế và tỷ giá hối đoái được xem xét. Nếu một quốc gia bị gắn mác là thao túng tiền tệ dưới đạo luật này, thì "Tổng thống Hoa Kỳ, thông qua Bộ Ngân khố, sẽ phải thực hiện các hành động khắc phục hậu quả cụ thể nhằm ngăn chặn các quốc gia này đã áp dụng các chính sách để định giá thấp tiền tệ của họ và để thặng dư thương mại bên trong Hoa Kỳ."[5][6]Khái niệm "thao túng tiền tệ" được nhiều người xem là hiện tượng đạo đức giả, cho rằng Hoa Kỳ có đặc quyền và là đồng tiền dự trữ chính của cả thế giới, cái mà cần cho ngoại thương quốc tế. Bên cạnh đó, việc can thiệp sâu sắc của Cục Dự trữ Liên bang kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, như là việc nới lỏng định lượng và các biện pháp can thiệp ở thị trường REPO (thỏa thuận mua lại), cũng được dễ dàng xem là gian lận tiền tệ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thao túng tiền tệ https://www.theage.com.au/business/the-economy/tru... https://politi.co/2ONEhhu https://www.aljazeera.com/economy/2021/4/16/us-rem... https://apnews.com/0c0897cfd101e269605fe1c3954e6b8... https://www.bbc.com/news/business-51098294 https://www.business-standard.com/article/internat... https://www.economist.com/finance-and-economics/20... https://www.forbes.com/sites/realspin/2015/02/25/c... https://www.ft.com/content/9bcd4d84-fdec-4f03-9560... https://abcnews.go.com/Politics/wireStory/us-lifts...